133 lỗi trong giao dịch Forex, những thủ thuật nên biết.
Thật ngạc nhiên tại sao nhiều người đặt lệnh chơi mà không hiểu họ đang làm gì. Để lên được mức chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh và trở thành 1 trong số những người thành công bạn phải có hiểu biết thấu đáo rằng bạn đang thực hiện và mong chờ những gì.
1. Bắt đầu với những kiến thức giao dịch cơ bản. Thật ngạc nhiên tại sao nhiều người đặt lệnh chơi mà không hiểu họ đang làm gì. Để lên được mức chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh và trở thành 1 trong số những người thành công bạn phải có hiểu biết thấu đáo rằng bạn đang thực hiện và mong chờ những gì. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải có bằng cấp cao từ 1 trường Đại học uy tín về tài chính – thị trường không quan tâm đến bằng cấp của bạn.
2. Giao dịch ngoại hối là trò chơi có tổng bằng 0. Đối với 1 giao dịch bán sẽ có 1 giao dịch mua. Nếu thị trường có 80% số người kì vọng giá lên thì sẽ có 20% số người kì vọng giá xuống. Điều này có nghĩa là 20% số người đó sẽ nắm quyền lực tài chính tương đương với 80% số người còn lại, và do họ nắm dòng tiền một cách tập trung hơn nên sẽ có những lợi thế lớn hơn và có thể tác động mạnh đến giá hơn số 80% kia.
3. Không ai mạnh hơn thị trường.
4. Thử thách không phải là tác động vào thị trường, mà là “đọc” được thị trường. Bạn phải học cách “Lướt trên những con sóng” thay vì đương đầu với nó.
5. Giao dịch dựa trên những xu hướng thị trường thay vì chỉ tập trung xác định điểm cao nhất và thấp nhất của giá
6. Cố gắng đón đầu điểm đỉnh và điểm đáy của thị trường là một trong số những sai lầm phổ biến trong giao dịch tiền tệ. Nếu bạn muốn giao dịch với điềm cao nhất và điểm thấp nhất, bạn phải chờ đến tỉ giá thật sự đã lên đến đỉnh hoặc xuống đáy thị trường trước khi bạn đặt lệnh. Chiến lược cố gắng đạt đến mức tối đa trong Forex rất mạo hiểm, trong khi việc có kế hoạch dự đoán đâu là điểm dừng sẽ mang lại tiềm năng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho bạn.
7. Có ít nhất 3 xu hướng của thị trường : xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng ổn định. Bạn phải có chiến lược riêng cho từng xu hướng.
8. Đứng ngoài thị trường cũng là 1 trong những chiến lược cần thiết của bạn.
9. Mua nhanh bán nhanh khi thị trường có khuynh hướng lên hoặc xuống.
10. Đừng chọn mua bán những loại tiền bị tác động chậm từ phía thị trường.
11. Những xu hướng tăng giảm kiểu mẫu luôn luôn tồn tại, chỉ đơn thuần là cái nào trội hơn. Chẳng hạn khi thị trường lên, bạn vẫn có thể dễ dàng đặt lệnh bán cao hơn bằng việc hủy bỏ lệnh bán trước đó. Hãy giao dịch theo xu hướng thị trường.
12. Một dấu hiệu mua kết thúc bằng một dấu hiệu bán và ngược lại.
13. Tiếp tục lệnh khi thấy lợi nhuận và ngừng ngay khi có tín hiệu bắt đầu thua lỗ.
14. Tiếp tục lệnh khi thấy lợi nhuận nhưng không được quá tham lam. Một khi bạn cảm thấy lợi nhuận đem lại đã khả quan, hãy cân nhắc việc rút ra khỏi thị trường và nếu muốn tiếp tục có thể bắt đầu một lệnh giao dịch mới. Thường thì bạn luôn mong muốn giao dịch của mình sẽ kết thúc với một khoản lợi nhuận như “trúng số độc đắc” nhưng điều đó hoàn toàn viển vông. Đừng giữ lệnh đặt quá lâu và kết thúc bằng việc trả lại cho thị trường toàn bộ lợi nhuận bạn đã thu được.
15. Sử dụng những công cụ bảo vệ “stop-loss” và “limit” để giúp bạn giới hạn lỗ.
16.Luôn đặt lệnh ‘chặn lỗ” ( stop-loss) trong các giao dịch của bạn và không bao giờ ngồi nhìn tài khoản của bạn bị tụt giảm. Hầu hết các nhà đầu tư khi thua lỗ thường sẽ cho giao dịch tiếp tục chạy với mong muốn thị trường sẽ “đổi chiều” theo suy nghĩ của họ, nhưng đáng tiếc là, nó chỉ làm cho họ càng bị thua lỗ thêm. Bạn sẽ thắng và cũng sẽ thua. Đơn giản học cách giảm thiểu lỗ, rút ra khỏi thị trường khi rủi ro cao và chờ cơ hội đặt lệnh tiếp theo. Nếu bạn sai lầm, học hỏi từ thất bại và không tiếp tục sai lầm lần nữa. Để tránh thua lỗ, hãy rèn cho mình thói quen xác lập mục tiêu lợi nhuận cũng như giới hạn rủi ro có thể chấp nhận cho mỗi giao dịch trước khi bắt đầu vào đặt lệnh thị trường. Sau đó đặt lệnh “stop-loss” ở 1 mức giá thích hợp – nhưng không quá mỏng ( bạn sẽ bị đóng lệnh sớm ) để bạn đủ duy trì cuộc chơi trước khi thị trường chuyển hướng theo chiều bạn mong muốn. Đặt lệnh chặn lỗ là 1 trong những chiến lược hiệu quả nhất.
17. Tránh sử dụng những công cụ bảo vệ mà không có kế hoạch rõ ràng.
18. Việc ngăn chặn thua lỗ là 1 nghệ thuật. Người giao dịch phải kết hợp sử dụng phân tích kĩ thuật dựa vào đồ thị tỉ giá và kĩ năng quản lý vốn.
19. Phân tích những thất bại của bạn và rút ra bài học từ nó. Tất cả những bài học của bạn đều đắt giá, và bạn phải trả tiền cho nó. Hầu hết các nhà giao dịch không chịu rút kinh nghiệm từ sai lầm bởi vì họ không thích nhắc đến nó.
20. Chấm dứt lệnh ngay khi có những dấu hiệu bất ổn, bạn phải giảm thiểu thua lỗ tối đa.
21. Tồn tại! Trong thị trường forex, người đứng vững cho đến khi có những đợt “biến động” lớn của thị trướng sẽ là người thành công.
22. Nếu bạn là “lính mới”, hãy là người giao dịch nhỏ ( tài khoản mini) trong 1 thời gian thử thách, đủ để có khả năng phân tích thị trường “xấu’ và “tốt”. Bạn chỉ có thể rút kinh nghiệm từ những quyết định sai lầm của mình.
23. Đừng giao dịch ngoại hối khi bạn không muốn tìm hiểu và không quan tâm về tài chính, vì chính thị trường, chứ không phải tiềm lực tài chính của bạn sẽ quyết định bạn tồn tại hay không. Nhưng nếu bạn không đủ tiền, bạn cũng không thể tồn tại khi thị trường chống lại bạn.
24. Hãy khách quan và loại bỏ tính chủ quan trong suy nghĩ của bạn.
25. Sử dụng những nguyên tắc quản lý tiền.
26. Việc quản lý tài chính sẽ giúp người giao dịch tồn tại trong ngắn hạn và đủ để đạt đến mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn.
27. Đa dạng hóa, nhưng không lạm dụng nó.
28. Sử dụng ít nhất 3 công cụ chỉ số để phân tích.
29. Tính toán rủi ro trước khi đặt lệnh, và đừng để yếu tố rủi ro cao trong thời gian dài.
30. Không giao dịch bốc đồng, phải có kế hoạch.
31. Phải có mục tiêu rõ ràng và khách quan.
32. 5 bước để tạo 1 giao dịch có hệ thống :
a) Đưa ra tiêu chí giao dịch
b) Chuyển nó thành qui tắc khách quan
c) Kiểm tra dựa trên biểu đồ
d) Thử nghiệm trên tài khoản ảo
e) Đánh giá kết quả
33. Lên kế hoạch hoạt động và thực thi kế hoạch đó.
34. Giao dịch với 1 kế hoạch rõ ràng – không phải với hi vọng, sự tham lam và sợ hãi. Xác định điểm nào bạn tham gia, độ rủi ro đến bao nhiêu và điểm lợi nhuận của bạn.
35. Theo sát kế hoạch. Một khi lệnh và các công cụ hỗ trợ được đặt, đừng hủy nó trừ khi những có những lý do thuyết phục làm thay đổi vị thế hiện tại của bạn.
36. Tất cả các giao dịch thành công đều theo 3 nhân tố chính : dự đoán tỉ giá, xác định thời điểm thích hợp vàquản lý tiền. Dự đoán tỉ giá giúp bạn xác định xu hướng thị trường. Thời điểm thích hợp giúp bạn xác định điểm đặt lệnh và điểm đóng. Quản lý tiền giúp bạn xác định bao nhiêu là vừa đủ cho cuộc giao dịch
37. Đừng do dự về hệ thống do bạn thiết lập. Hãy giao dịch dựa trên nó mỗi khi có tín hiệu tốt.
38.Hệ thống thiết lập của bạn dựa trên xu hướng tăng của thị trường sẽ khác với hệ thống khi xu hướng giảm.
39. Lên kế hoạch trước khi tham gia thị trường để loại bỏ những yếu tố cảm xúc của bạn. Xác định điềm vào, điểm rút lui, và mục tiêu. Theo sát nó trong từng thay đổi nhỏ của thị trường trong suốt thời gian giao dịch. Lợi nhuận sẽ đến với những ai hành động, chứ không phải phản ứng lại với thị trường. Không nên thay đổi trong quá trình giao dịch trừ khi bạn có lý do thật xác đáng.
40. Kiểm tra mỗi thứ 2 lần.
41. Luôn luôn suy nghĩ dựa trên những giả thiết thực tế. Hoạt động giao dịch là dựa vào giả thiết chứ không phải sự chắc chắn. Bạn có thể ra quyết định “đúng” nhưng thị trường có thể sẽ chống lại bạn. Điều này không có nghĩa là bạn “sai”, chỉ là một trong nhiều giao dịch bạn phải chấp nhận, và trên giả thiết, bạn đã đi vào mặt trái của kế hoạch bạn đặt ra. Đừng kì vọng là bạn không gặp phải những giao dịch “xấu” – Đây phải là một phần của kế hoạch và bạn không được bỏ qua chúng.
42. Mốc để bạn bắt đầu phân tích thị trường là việc xác định xu hướng chung của thị trường.
43. Chỉ giao dịch với 1 chiến lược mà bạn đánh giá cao nhất.
44. Khi bạn xác định vị trí thị trường, hãy theo hướng dẫn sau
a) Bắt đầu bằng những thắng lợi nhỏ. Người giao dịch thành công là người thông minh hơn sau mỗi lần giao dịch
b) Chỉ xác định những vị trí có tiềm năng
c) Đừng đặt mình vào bất lợi. Một trong những qui tắc quản lý giao dịch mà bạn phải tuân thủ là “Không bao giờ đặt mình vào vị thế giao dịch bất lợi”. Người đầu tư luôn chia thành 2 loại: thành công và thất bại, và nếu bạn giao dịch khởi đầu như là một người thất bại, cơ hội để lật ngược lại sẽ nhỏ hơn và rủi ro cao hơn. Điều cần thiết để trở thành người thành công là loại trừ thất bại, vậy tại sao không đợi đến khi thị trường thật sự có tiềm năng cho bạn tham gia. Nếu bạn tuân thủ điều này bạn sẽ thấy thị trường sẽ mở rộng hơn với bạn.
d) Còn nếu không thì trong nhiều trường hợp giao dịch sẽ đụng đến điểm chấm dứt lệnh của bạn và sau đó sẽ quay ngược lại và bạn sẽ cảm thấy mình thiếu may mắn. Cho dù kết quả thế nào, đừng bao giờ để rơi vào thế “thất bại” và mong rằng thị trường sẽ sớm đổi chiều. Yếu tố của thành công là giảm thiểu rủi ro tối đa có thể chấp nhận được.
e) Điều chỉnh các biện pháp bảo vệ của bạn phù hợp với điểm chấm dứt lệnh.
45. Quản lý rủi ro
a) Đừng để rủi ro quá 3-4% nguồn vốn của bạn trong tất cả các giao dịch
b) Dự tính trước điểm kết thúc trước khi giao dịch
c) Nếu bạn rơi vào điểm lỗ đã dự tính , ngừng ngay giao dịch, đánh giá điều gì đã dẫn đến sai lệch, và đợi cho đến khi bạn lấy lại tự tin cho một giao dịch mới.
Thời gian là tất cả. Xác định điểm đúng của thị trường chỉ là một phần trong giải quyết vấn đề. Thời gian để vào và ra thị trường đúng thời điểm trong ngày, thậm chí chênh nhau từng phút, là sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua.
[sociallocker]
46. Không giao dịch một cách hốt hoảng. Không được giao dịch nếu bạn phải thực hiện nó để lấy tiền trả cho một hóa đơn cuối tháng. Nếu bạn phải trả 1 khoản nào đó mỗi tháng hoặc bạn sẽ gặp rắc rối về tài chính sẽ là nguyên nhân làm cho bạn khó tuân thủ những qui tắc, mục tiêu giao dịch, và sẽ dễ gặp khủng hoảng. Giao dịch tiền tệ là việc chấp nhận rủi ro có thể để qua đó thu được lợi nhuận. Thị trường, phương thức và thời gian giao dịch là dựa trên quyết định của bạn. Không giao dịch nếu bạn cần tiền để thanh toán nợ. Không giao dịch nếu hoạt động kinh doanh và khoản chi phí của bạn không được đảm bảo bằng những nguồn thu khác. Nếu không điều này chỉ làm cho bạn thêm căng thẳng và tác động xấu đến việc ra quyết định chuẩn xác.
47. Hiểu rõ tại sao bạn tham gia thị trường. Giết thời gian? Làm 1 cái gì đó to lớn? Nếu bạn thành thật trả lời câu hỏi này, bạn sẽ xác định được con đường thành công trong thị trường Forex.
48. Đừng bao giờ để tài khoản của bạn phải chạm đến “margin call” ( điểm gọi vốn ), đừng mạo hiểm với số tiền lời bạn có.
49. Đóng hết các lệnh đang lỗ khi bạn xác định được lệnh có lời.
50. Ngoại trừ những giao dịch ngắn hạn, bạn nên ra quyết định một cách khách quan nhất.
51. Lên kế hoạch trong dài hạn để thực hiện từng bước trong ngắn hạn.
52. Đánh giá lịch sử biến động hàng ngày để xác định điểm vào và điểm ra.
53. Bắt đầu bằng những giao dịch biến động trong ngày trước khi đến với biến động dài hạn
54. Không giao dịch theo thời gian. Giao dịch theo mô hình Pattern: Mô hình revesal, mô hình Exhaustion , và mô hình breakaway luôn xuất hiện. Học cách thấy được mô hình trong mọi giao dịch.
55. Cố gắng lờ đi trạng thái thông thường: không quá tin tưởng vào những tin tức trên báo đài một cách cứng nhắc.
56.Luôn làm bài tập đánh giá mỗi khi có biến động lớn. Bạn sẽ không thể biết điều gì gây nên sự biến động tiền tệ bất ngờ.
57. Hãy học cảm giác thoải mái khi đưa ra quyết định trong nhóm số ít. Nếu bạn đúng trong thị trường, có nghĩa là hầu hết mọi người đi ngược lại bạn ( 80% người thua, 20% người thắng)
58. Phân tích kĩ thuật là một kĩ năng sẽ được phát triển theo bề dày kinh nghiệm và sự học hỏi. Luôn là một người học hỏi và không ngừng học tập.
59. Chú ý với tất cả những “mách nước” và thông tin nội bộ. Hãy chờ đợi đến khi thị trường biến động để xác định thông tin bạn có là đúng hay sai , và sau đó hãy đặt lệnh theo xu hướng hiện thời.
60. Mua tin đồn, bán thông tin “Buy the rumor, sell the news”.
61. K.I.S.S – Keep It Simple Stupid , phức tạp hơn không có nghĩa là tốt hơn mà ngược lại.
62. Thời gian là nhân tố quyết định trong giao dịch tiền tệ.
63. Thời gian là tất cả. Xác định điểm đúng của thị trường chỉ là một phần trong giải quyết vấn đề. Thời gian để vào và ra thị trường đúng thời điểm trong ngày, thậm chí chênh nhau từng phút, là sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua.
64. Chiến lược “mua và giữ” không tồn tại trong thị trường forex.
65. Khi mở 1 tài khoản với người môi giới, không chỉ cân nhắc khoản tiền đầu tư, bạn còn cần quyết định khoản thời gian đầu tư. Điều này giúp bạn duy trì vốn của mình, và tránh tư tưởng kiểu Las Vegas “ Tốt, tôi sẽ chơi cho đến khi tôi hết tiền”. Kinh nghiệm cho thấy những ai tồn tại trong khoảng thời gian dài sẽ bắt đầu hiểu được phương thức kiếm tiền.
66. Mang theo laptop bên bạn, và luôn ghi lại những thông tin thị trường đáng chú ý. Lưu lại tất cả những thay đổi về thị trường, tỉ giá, nhận xét của bạn, lệnh đặt mua bán, và cả ghi chú nữa. Đọc lại nó thường xuyên, và sử dụng nó để đánh giá khả năng của bạn.
67. Đừng tính lợi nhuận trên 20 giao dịch đầu tiên của bạn. Hãy giữ chính xác tỉ lệ % thắng lợi mà bạn đạt được. Một khi bạn biết rõ định hướng của mình, lợi nhuận sẽ được tăng lên với việc đánh nhiều lot hơn và đa dạng hơn trong việc sử dụng các lệnh hỗ trợ. Hay nói cách khác, đây sẽ là thời gian bạn quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý tài chính.
68.“Rome không xây trong 1 ngày” và không có bước nhảy vọt nào chỉ trong 1 ngày.
69. Không giao dịch quá giới hạn.
70. Luôn có 2 tài khoản. 1 tài khoản thật và 1 tài khoản ảo. Việc học tập sẽ không ngừng lại khi bạn bắt đầu chơi thật sự. Hãy giữ tài khoản ảo và sử dụng nó để kiểm tra độ nhạy thị trường, các lệnh hỗ trợ…
71. Kiên nhẫn luôn quan trọng không chỉ trong việc chờ đợi đúng thời cơ mà còn trong việc duy trì cuộc chơi.
72. Nếu bạn mê tín, đừng chơi khi có điều gì đó tác động đến bạn
73. Việc phân tích kĩ thuật là nhằm nghiên cứu hoạt động của thị trường thông qua biểu đồ, nhằm mục đích dự đoán xu hướng thị trường
74. Biểu đồ thể hiện tâm lý và xu hướng tăng giảm của thị trường
75. Mục đích của việc thiết lập biểu đồ tỉ giá biến động của thị trường nhằm nhận diện xu hướng tăng giảm tiếp teo của thị trường qua đó giúp cho việc giao dịch được dúng hướng.
76. Phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân của sự biến động thị trường, trong khi phân tích kĩ thuật đánh giá tác động của sự biến động đó.
77. Giá cả hàng hóa leo thang biểu hiện cho một nền kinh tế nóng và là nguyên nhân của lạm phát. Hàng hóa sụt giá cho thấy nền kinh tế yếu và lạm phát yếu.
78. Ở vùng nào có hoạt động giao dịch kinh doanh và trao dổi ngoại tệ nhiều thì nơi đó quan trọng.
79. Có 3 quyết định cuối cùng của một người giao dịch : mua, bán và đứng ngoài. Mua khi thị trường lên, bán khi thị trường xuống. Nhưng quyết định thông minh nhất khi thị trường không có xu hướng rõ rệt là lựa chọn thứ 3 – đứng ngoài.
80. Các dòng chảy của tiền luôn có quan hệ mật thiết. Một khi có sự biến động từ 1 điểm nào đó trong dòng chảy, giá cả sẽ dịch chuyển theo hướng cân bằng với độ rộng của dòng chảy. Vì thế, người giao dịch cần thiết đánh giá độ rộng của thị trường và từ đó đánh giá tác động bên ngoài vào dòng tiền đó.
81. Mô hình pattern càng lớn, tiềm năng lợi nhuận càng cao. Chúng ta sử dụng từ “lớn” để thể hiện chiều cao và độ rộng của xu hướng quan trọng. Chiều cao thể hiện sự biến động của mô hình. Độ rộng thể hiện thời gian cần thiết từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc một mô hình. Mô hình có qui mô càng lớn – độ dao động của giá trong phạm vi mô hình càng cao và khoảng thời gian càng dài – vai trò của mô hình càng quan trọng và tiềm năng lợi nhuận trong việc dự doán giá càng cao.
82. Sự phá vỡ của các xu hướng quan trọng. Tín hiệu của một sự dổi chiểu xu hướng thường là sự phá vỡ các xu hướng quan trọng. Nhưng tuy nhiên, sự biến động của các xu hướng tăng lớn khôn nhất thiết sẽ là một sự đổi chiều. Thay đổi các xu hướng tăng có thể là sự khởi đầu của một mô hình giá mới, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một sự xu hướng tăng vững chắc tiếp theo. Và cũng có thể điểm chuyển dịch của một xu hướng báo hiệu sự kết thúc của mô hình chạy trước đó.
83. Trong giao dịch ngoại hối, cần 4 điểm mới tạo nên mô hình tam giác (triangle). Nên nhớ rằng 2 điểm mới xác định được 1 xu hướng.
84. Đường trung bình ( The moving average) chỉ là mức theo sau thị trường, không phải dẫn dắt thị trường. Nó không được đánh giá cao và chỉ mang tính phản ứng lại với thị trường. Chỉ số trung bình cho ta biết điểm khởi đầu của một xu hướng, nhưng chỉ sau khi xu hướng đó diễn ra.
85. Chỉ số trung bình ngắn hạn sẽ nhạy cảm hơn đối với biến động giá, so với chỉ số trung bình dài hạn. Trong những thị trường bình thường việc đánh giá dựa trên chỉ số ngắn hạn sẽ hiệu quả hơn, trong khi chỉ số dài hạn lại có sức mạnh hơn trong những thị trường biến động mạnh.
86.Tir giá đóng cửa nếu cao hơn mức trung bình, thường sẽ có xu hướng mua vào. Và ngược lại sẽ có xu hướng bán ra nếu tỉ giá đóng cửa thấp hơn mức trung bình.
87. Tín hiệu mua xuất hiện khi 2 đường trung bình cắt ngang nhau và đoạn dài hơn đang hướng lên. Tín hiệu bán đối với diễn biến ngược lại.
88. Đường trung bình ngắn hạn thường có độ không chính xác cao hơn, nhưng lại có thể chỉ ra xu hướng nhanh hơn. Thủ thuật là bạn nên thử để tìm ra đường nào đủ nhạy cảm với thị trường để chỉ ra xu hướng, nhưng cũng có độ chính xác phù hợp để tránh biến động “ảo”.
Một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi USD là thị trường vàng. Giá của vàng và USD thường biến động tỉ lệ nghịch với nhau.
90. Cắt giảm thua lỗ là việc rất khó khăn đối với người giao dịch. Khả năng cắt giảm thua lỗ đúng lúc là kĩ năng của nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm.
91.Sự biến động của dòng tiền tạo ra xu hướng điều chỉnh tỉ giá cho phù hợp với độ rộng của thị trường.
92. Đồ thị dài hạn cung cấp những thông tin quan trọng trong dài hạn hoặc theo chu kì của thị trường. Ngườigiao dịch có thể dự đoán được chính xác triển vọng và định hướng của thị trường trong dài hạn, sức mạnh của triển vọng hay một xu hướng lớn với nhiều xu hướng nhỏ, hoặc khả năng biến động của những xu hướng dài hạn.
93. Những điểm chính của các mô hình reversal
a) Tín hiệu đầu tiên của mối đe dọa xu hướng sẽ đảo ngược là sự phá vỡ các đường xu hướng quan trọng.
b) Mô hình càng lớn, xu hướng xảy ra càng mạnh.
c) Điểm đáy luôn có phạm vi giá thấp hơn và lâu hơn để vực dậy lại.
94. Mô hình “head-and-shoulders” được xác định chỉ khi cả 3 điểm và xu hướng của nó nằm hoàn toàn trong phạm vi của “neckline”. Việc tỉ giá thất bại khi muốn phá vỡ “neckline” giúp thiết lập mô hình dự báo này.
95. Mô hình “double-top” được xác định chỉ khi cả 2 điểm đáy và xu hướng đảo ngược có thể của nó nằm trong phạm vi của “neckline” ( giá đóng không nằm trên neckline). Việc tỉ giá thất bại khi muốn phá vỡ “neckline” giúp thiết lập mô hình dự báo này.
96. Mô hình “flag” đáng tin cậy để cung cấp 2 tín hiệu: chiều hướng giá và mục tiêu giá hướng đến. Mô hình này phù hợp với thời kì tỉ giá được củng cố và chỉ biến động xung quanh xu hướng tăng hoặc giảm. Sự củng cố này sẽ có độ dốc theo độ dốc của mô hình và theo xu hướng.
97. “Breakaway gap” xác định chiều của thị trường.
98. “Runaway gap” hay “measurement gap” xác định chiều của thị trường. Khoảng khe hở này cho phép nhận định sức khỏe và vận tốc của xu hướng.
99. “Runaway gap” hay “measurement gap” chỉ là loại khe hở xác định mục tiêu của giá. Mục tiêu giá cho biết độ dài của xu hướng, trong 1 xu hướng rõ ràng và xác định.
100. “Exhaustion gap” cung cấp xu hướng thị trường.
101. Gần đến những thay đổi quan trọng, phân tích oscillator không còn hiệu quả và có thể dẫn tới sai lầm. Nhưng kết thúc thay đổi, oscillators lại đóng vai trò cực kì quan trọng.
102. Khi các oscillator tiến đến giá trị trần hoặc sàn của bước sóng, nó chỉ ra giá hiện tại đã đi quá xa hay quá nhanh và bị lệ thuộc vào 1 xu hướng nào đó.
103. Đường Oscillator hữu dụng nhất khi mức của nó chạm gần đến đường biên sàn hoặc trần. Điều đó chỉ ra thị trường đã vượt mức mua hoặc mức bán và cảnh báo khuynh hướng giá đã mở rộng quá mức và dễ bị phá vỡ.
104. Sự trệch hướng giữa oscillator và giá khi các oscillator đang ở vị thế tốt là dấu hiệu báo trước một tin quan trọng.
105. Oscillator cắt ngang đường 0 có thể đưa ra 1 tín hiệu quan trọng chỉ xu hướng giá.
106. Do được cấu trúc sẵn, các đường momentum luôn là nấc thang của bước giá. Nó điều khiển mức tăng hay giảm của giá, và biểu hiện sự chững lại khi xu hướng giá vẫn còn tiếp diễn. Sau đó nó di theo chiều ngược lại khi giá bắt đầu có biểu hiện chững lại.
107. RSI là đường chỉ số đánh giá đồ thị với mức độ từ 1 đến 100. Những dịch chuyển vượt qua 70 được xem là vượt mua và dưới 30 là vượt bán. Tùy vào cách thức xây dựng RSI mà chỉ số vượt mua có thể vượt quá mức 80 trong thị trường lên và chỉ số vượt bán thấp hơn mức 20 trong thị trường xuống.
108. Khi đường RSI lần đầu vượt ngưỡng đến điểm vượt mua hoặc vượt bán thông thường chỉ là 1 cảnh báo. Tín hiệu thị trường đáng chú ý xuất hiện khi đường RSI tiếp tục vượt ngưỡng lần thứ 2 báo động giá đến điểm nguy hiểm. Nếu lần vượt ngưỡng thứ 2 tiếp tục thất bại là 1 xác nhận giá đã dạt đến 1 mức cao hoặc mức thấp mới, và sự trệch hướng đang tồn tại. Đây là lúc cần có những hoạt động để đảm bảo vị thế hiện tại của giá. Nếu đường Oscillator tiếp diễn ngược chiều xu hướng, phá vỡ điểm trần và điểm sàn, sự trệch hướng hay sự thất bại của khuynh hướng được xác nhận.
109.Stochastics đơn giản dùng để đánh giá điểm đóng của giá có nằm trong phạm vi giá trong 1 giai đoạn thời gian hay không, và được đo bằng tỉ lệ % từ 0 đến 100. Tỉ lệ cao ( trên 80 ) cho thấy giá nằm trên đỉnh của phạm vi giá, và tỉ lệ thấp ( dưới 20) cho thấy giá đang nằm tại điểm đáy.
110. Một phương thức kết hợp chỉ số Stochastics trong ngày và trong tuần là sử dụng tín hiệu tuần để xác định hướng đi của thị trường và tín hiệu ngày để xác định thời gian ( tùy thuộc vào cách thức người giao dịch). Đây cũng là 1 phương thức giúp kết hợp Stochastics và RSI.
111. Hầu hết các đường Oscillator chỉ tín hiệu mua hữu dụng nhất trong xu hướng tăng và các Oscillator chỉ tín hiệu bán hữu dụng trong xu hướng giảm. Vì thế bạn luôn cần đánh giá xu hướng hiện tại của thị trường. Oscillators sẽ được sử dụng sau đó để xác định điểm vào thị trường.
112. Không cần chú ý nhiều đến Oscillators trong giai đoạn đầu của bước giá quan trọng, nhưng cần chú ý đặc biệt đến tín hiệu của nó khi bước giá đã lớn mạnh.
113.Phương thức tốt nhất để kết hợp các dụng cụ kĩ thuật là sử dụng những tin hiệu tuần để xác định hướng thị trường và tín hiệu ngày để xác định thời điểm vào và ra thích hợp. Tín hiệu ngày sẽ theo sau chỉ khi nó khớp với tín hiệu tuần (ngày – tuần, 4 giờ – ngày, 1 giờ – 4 giờ).
114. Giá cả không bị tác động bởi những tin tức từ phía đầu cơ giá tăng do sự mua vào quá nhiều là điểm báo cho việc tụt giảm sắp tới. Giá cả không bị tác động bới những tin tức đầu cơ giá hạ do bán ra nhiều là diểm báo cho biết thị trường giá đã xuống điểm quá thấp.
115. Lý thuyết sóng Elliot – một chu kì tăng giá bao gồm 8 bước sóng, 5 bước tăng và 3 bước giảm.
116. Lý thuyết sóng Elliot – 1 xu hướng gồm 5 bước sóng là 1 xu hướng dài han
117. Lý thuyết sóng Elliot – Sự hiệu chỉnh giá luôn được chia thành 3 bước sóng.
118. Lý thuyết sóng Elliot – Sóng có thể kéo dài để trở thành sóng lớn hơn hoặc chia nhỏ thành sóng nhỏ hơn.
119. Lý thuyết sóng Elliot – Có thể một xung lực sóng sẽ kéo dài. 2 bước sóng còn lại sẽ đạt mức cân bằng về thời gian và độ lớn sóng.
120. Lý thuyết sóng Elliot – Chuỗi Finobacci là thuật toán cơ bản cho Lý thuyết sóng Elliot
121. Lý thuyết sóng Elliot – Số lượng sóng phục thuộc vào chuỗi Finobacci
122. Lý thuyết sóng Elliot – Tỷ lệ và vạch Finobacci được sử dụng để xác định mục tiêu giá. Vạch sử dụng phổ biến là 0.62, 0.5 và 0.38
123. Lý thuyết sóng Elliot – Thị trường xuống không thể thấp hơn đáy của bước sóng thứ 4.
124. Lý thuyết sóng Elliot – Bước sóng 4 không thể lấn qua bước sóng 1.
125 .Support và resistance công cụ hiệu quả nhất để xác định điểm vào và ra thị trường. Để sử dụng côgn cụ chặn lỗ, đồ thị hỗ trợ và bảo vệ có vai trò quan trọng nhất.
126. Một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi USD là thị trường vàng. Giá của vàng và USD thường biến động tỉ lệ nghịch với nhau.
127. Đồng Yên nhạy cảm với biến động giá cả và do tác động của thị trường nguyên liệu thô.
128.Những quốc gia sản xuất hàng hóa ( Canada, Australia, N.Zealand) phụ thuộc nhiều vào Nhật hơn các nước khác.
129. Đồng Yên nhạy cảm với dự báo của chỉ số Nikkei, thị trường Chứng khoán Nhật và thị trường bất động sản.
130. Dòng tiền GBP ( bảng Anh ) được quản lý tại thị trường London sẽ thường bị tụt giảm tại thị trường US, và được bán nhỏ giọt tại Asia. Vì thế, tại thị trường New York, các ngân hàng thường ngừng định giá đồng GDB vào giữa trưa.
131.Franc Thụy Sĩ có sự gắn bó mật thiết với Đức, và do đó cũng bị ràng buộc bởi thị trường Châu Âu.
132. Thị trường giao dịch lớn nhất thế giới là London chiếm 32% tổng thị trường, New York với 18% và Tokyo với 8%. Singapore tiếp theo với 7%, Germany với 5% và Thụy Sĩ, Pháp, Hong Kong chiếm mỗi nước 4%.
133. Không dùng thị trường để thỏa mãn nhu cầu đùa vui của bạn.
[/sociallocker]
Sưu tầm – Rất cảm ơn Tác giả bài viết.
Source: Inter-Market Analysis Blog
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bình luận